Đau họng, các nguyên nhân gây đau họng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đau họng là tình trạng khó chịu thường gặp với cảm giác ngứa, rát hoặc đau nhức trong cổ họng, nhất là khi nuốt hoặc nói chuyện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau họng. Từ nhiễm vi-rút, vi khuẩn cho đến yếu tố môi trường và các bệnh lý khác. Việc hiểu rõ các nguyên nhân gây đau họng sẽ giúp bạn phòng ngừa và điều tốt hơn. Dưới đây, Huyết Long sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân phổ biến gây đau họng. Đồng thời, cung cấp các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cổ họng của bạn.

Thank you for reading this post, don't forget to subscribe!

Đau họng là gì?

Cùng Huyết Long tìm hiểu đau họng là gì?

Đau họng là tình trạng cảm giác đau, ngứa hoặc rát ở cổ họng và thường trầm trọng hơn khi bạn nuốt. Đây là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là các nhiễm trùng vi-rút hoặc vi khuẩn. Đau họng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giọng nói, khiến người bệnh khó nói chuyện hay nuốt. Thông thường, viêm họng do vi-rút sẽ tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên một số trường hợp do vi khuẩn có thể cần điều trị bằng kháng sinh để tránh biến chứng.

Các triệu chứng của đau họng

Các triệu chứng chứng tỏ bạn đang bị đau họng.

Triệu chứng đau họng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các biểu hiện phổ biến bao gồm:

  • Đau hoặc cảm giác ngứa rát trong cổ họng.
  • Đau tăng khi nuốt hoặc nói.
  • Khó nuốt.
  • Đau và sưng hạch ở cổ hoặc hàm.
  • Amidan sưng đỏ, có thể xuất hiện mủ trắng.
  • Giọng nói khàn hoặc nghẹt.

Ngoài ra, khi đau họng xuất phát từ nhiễm trùng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng phụ như sốt, ho, sổ mũi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, buồn nôn, hoặc nôn mửa.

Nguyên nhân gây đau họng

Nguyên nhân gây đau họng mà bạn thường gặp phải.
  • Vi khuẩn: Là vi khuẩn Streptococcus khiến có cơ đau ở vùng họng nghiêm trọng hơn. Kèm theo hiện tượng hoặc có mủ trắng vùng niêm mạc miệng.
  • Cảm lạnh, cúm: Tác nhân phổ biến gây ra viêm họng với triệu chứng đau, khó chịu vùng họng, hắt hơi liên tục, tiết dịch mũi nhiều,…
  • Thay đổi thời tiết: Không khí giảm độ ẩm, chuyển giao mùa khiến vùng miệng và họng bị khô. Từ đó, gây ra những kích thích dẫn đến viêm, đau rát họng.
  • Môi trường: Không khí chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, chất độc hại hoặc các tác nhân kích thích khác như phấn hoa, lông thú cưng,… Khi tiếp xúc với niêm mạc họng sẽ gây phản ứng mẫn cảm dẫn đến đau, ngứa họng.
  • Công việc: Những người thường xuyên phải sử dụng giọng liên tục như giáo viên, ca sĩ, hướng dẫn viên du lịch,… khiến dây thanh quản căng thẳng, vùng hầu họng vị tác động gây đau, rát.
  • Bệnh lý: Trường hợp họng, thanh quản xuất hiện khối u hoặc người bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau họng kéo dài.
  • Thói quen: Việc thường xuyên sử dụng thực phẩm hay thức uống lạnh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá,… là lý do khiến niêm mạc họng bị tổn thương gây đau.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc đau họng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đau họng:

  • Tuổi tác: Trẻ em và thanh thiếu niên có khả năng bị viêm họng cao hơn. Đặc biệt là viêm họng do liên cầu khuẩn.
  • Khói thuốc lá: Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá đều làm tăng nguy cơ viêm họng và ung thư vòm họng.
  • Dị ứng: Dị ứng theo mùa và các dị ứng khác làm tăng khả năng mắc viêm họng.
  • Hóa chất kích ứng: Các hạt trong không khí từ việc đốt nhiên liệu hoặc hóa chất gia dụng đều có thể gây kích ứng cổ họng.
  • Nhiễm trùng xoang mãn tính: Dịch mũi có thể kích ứng cổ họng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn.
  • Khả năng miễn dịch suy yếu: Người bị bệnh tiểu đường, HIV, sử dụng steroid hoặc hóa trị thường có sức đề kháng kém, dễ bị đau họng hơn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân gặp các triệu chứng nghiêm trọng kèm theo đau họng, như khó thở, khó nuốt, sưng ở cổ hoặc có máu trong nước bọt, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đối với trẻ nhỏ, nếu cơn đau họng kéo dài hơn một ngày hoặc có dấu hiệu như chảy nước dãi bất thường, khó nuốt, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách phòng ngừa đau họng

Dưới đây là một số mẹo phòng ngừa bệnh đau họng hiệu quả:

  • Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi ho hoặc hắt xì.
  • Tránh dùng chung đồ cá nhân: Không nên dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc đồ dùng với người khác.
  • Ho/hắt xì vào khăn giấy: Sau khi sử dụng, vứt khăn giấy đi ngay và rửa tay sạch sẽ.
  • Sử dụng nước rửa tay chứa cồn: Khi không có nước và xà phòng, nước rửa tay có cồn là lựa chọn thay thế tốt.
  • Vệ sinh các vật dụng cá nhân thường xuyên: Điện thoại, điều khiển TV và bàn phím máy tính là nơi có thể tích tụ nhiều vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Hạn chế đến gần những người có biểu hiện bị bệnh để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Rửa tay thường xuyên sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đau họng.

Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa bệnh đau họng bằng cách sở hữu một lối sống lành mạnh. Kết hợp ăn uống bằng các thực phẩm thiên nhiên, an toàn và lành tính. Nên tránh xa các đồ dầu mỡ, đồ lạnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bổ sung các dưỡng chất thông qua atiso đỏ, tỏi, sữa chua, ớt chuông đỏ, trà xanh,… để gia tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh đau họng.

Đau họng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hiểu rõ nguyên nhân gây đau họng giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Hãy chú ý vệ sinh cá nhân, tránh các yếu tố kích thích và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.